KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH LÀ GÌ ?
TẠI SAO PHẢI KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ?
1. VỀ MẶT KỸ THUẬT
Trong hoạt động xây dựng, công tác khảo sát địa chất công trình – Địa kỹ thuật (ĐCCT-ĐKT) giúp cung cấp các thông số về điều kiện địa chất công trình như: Sự phân chia địa tầng, tính chất cơ học, vật lý của các lớp đất đá tại khu vực xây dựng, các thông tin về nước dưới đất… Cung cấp số liệu cho thiết kế, tính toán nền móng, xây dựng biện pháp thi công… Nếu tài liệu khảo sát ĐCCT-ĐKT không đầy đủ thông tin hay chất lượng thấp sẽ dẫn đến việc thiết kế không chính xác, thiếu độ tin cậy,… thậm chí có sự cố xảy ra trong quá trình thi công, sử dụng công trình xây dựng, gây tổn thất đến tài sản và có khi là tính mạng của con người.
2. VỀ MẶT PHÁP LÝ
Ngoài ra vì tính quan trọng về mặt kỹ thuật như thế nên đã có rất nhiều các văn bản pháp luật, các nghị định của chính phủ, các thông tư của các Bộ liên quan có quy định về tính bắt buộc phải khảo sát địa chất công trình xây dựng. Ví dụ như thông tư số 10/2014/TT-BXD có quy định : “Nhà ở có tổng diện tích sàn hơn 250m², từ 3 tầng trở lên phải có nhà thầu khảo sát xây dựng khảo sát địa chất công trình”. Chính vì vậy, trong các hồ sơ thiết kế, hồ sơ xin phép xây dựng thì hồ sơ Khảo sát địa chất công trình là không thể thiếu.
QUY TRÌNH KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT
A. CHUẨN BỊ
1. Nghiên cứu kỹ yêu cầu của Chủ đầu tư, các đặc điểm của công trình xây dựng, các quy định pháp lý liên quan. Nghiên cứu các tài liệu khảo sát địa chất khu vực xây dựng.
2. Lập phương án nhiệm vụ và dự toán trình chủ đầu tư phê duyệt.
B. TRIỂN KHAI
3. Tập kết nhân lực, thiết bị tại hiện trường
4. Dùng máy GPS cầm tay, kết hợp máy toàn đạc điện tử để xác định vị trí các điểm khảo sát.
5. Vận chuyển máy, thiết bị khoan, thiết bị thí nghiệm vào vị trí.
6. Tiến hành khoan khảo sát địa chất, lấy mẫu và thực hiện các thí nghiệm tại hiện trường (như thí nghiệm SPT, VST, CPT…).
7. Nghiệm thu khối lượng khoan, số lượng mẫu và khối lượng thí nghiệm tại hiện trường với chủ đầu tư.
C. THÍ NGHIỆM, XỬ LÝ TỔNG HỢP
8. Vận chuyển mẫu và các số liệu thí nghiệm về công ty để thí nghiệm và xử lý nội nghiệp.
9. Tập hợp số liệu thí nghiệm đất, đá, xử lý các số liệu thí nghiệm hiện trường, lập hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất theo đúng quy định.
D. KIỂM TRA, KCS HỒ SƠ
10. Kiểm tra, KCS các tài liệu báo cáo khảo sát địa chất từ hiện trường đến trong phòng đến công tác tổng hợp lập báo cáo. Khi công tác KCS đã hoàn thiện mới tiến hành xuất bản hồ sơ.
E. BÀN GIAO HỒ SƠ
THÀNH PHẦN HỒ SƠ GIAO NỘP
– Các biên bản nghiệm thu (biên bản nghiệm thu thành phần, biên bản nghiệm thu hoàn thành công tác khảo sát tại hiện trường, biên bản nghiệm thu công việc khảo sát địa chất, biên bản bàn giao hồ sơ địa chất).
– Các văn bản giấy tờ pháp nhân của đơn vị khảo sát (Bản sao: Giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của người chủ trì khảo sát, giấy phép hoạt động của phòng thí nghiệm LAS-XD).
– Các biên bản thanh lý, thanh toán (biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản quyết toán khối lượng (nếu có thay đổi về khối lượng khảo sát), giấy đề nghị thanh toán.
DỊCH VỤ VÀ GIÁ CẢ
ĐƠN GIÁ MỘT MÉT KHOAN TRUNG BÌNH CỦA CÔNG TY CHÚNG TÔI CHỈ TỪ: 280.000 ĐỒNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KHOAN TRÊN CẠN. Từ 400.000 ĐỒNG VỚI CÔNG TÁC KHOAN DƯỚI NƯỚC. TỪ 900.000 ĐỒNG VỚI CÔNG TÁC KHOAN BẰNG JACKUP TRÊN BIỂN (Đã bao gồm chi phí khoan, thí nghiệm, xuất bản giao nộp hồ sơ…)
VỚI ĐƠN GIÁ ĐÓ, CHÚNG TÔI CAM KẾT VỚI QUÝ KHÁCH HÀNG:
Luôn áp dụng tiêu chuẩn mới nhất về khảo sát địa chất.
Đáp ứng tiến độ mà Chủ đầu tư đề ra.
Luôn có cán bộ kỹ thuật tại hiện trường giám sát chất lượng công tác khảo sát.
Tư vấn cho Chủ đầu tư về địa tầng trong quá trình khoan tại hiện trường với khả năng chịu tải của công trình, để thực hiện tiết kiệm chi phí cho Chủ đầu tư, đảm bảo không phát sinh chi phí khảo sát do tăng khối lượng tại hiện trường.
Cấp lại hồ sơ thất lạc miễn phí (hỗ trợ cấp lại hồ sơ thất lạc hoàn toàn miễn phí).